PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP
TT | Họ và tên | Bằng cấp chuyên môn | Chức vụ, chức danh |
1. | Nguyễn T.Thu Hiền | ThS NTSK | Trưởng phòng, Chuyên viên |
2. | Nguyễn Thị Thu Hương | Cử nhân kế toán | Phó Trưởng phòng, Kế toán trưởng |
3. | Trần Nguyên Anh | Thạc sĩ Quản lý kinh tế kỹ thuật | Phó trưởng phòng, Giảng viên |
4. | Phạm Văn Cường | ThS NTĐA- TH | Phó trưởng phòng, Chuyên viên |
5. | Trần Thị Hằng | Thạc sĩ Luật | Phó trưởng phòng, Chuyên viên |
6. | Trần Thị Lan | Cử nhân kế toán | Kế toán viên |
7. | Diệp Thu Hằng | Cử nhân kế toán | Kế toán viên |
8. | Chế Thị Hồng Phương | Cử nhân kế toán | Kế toán viên |
9. | Đặng Thị Kim Oanh | Cử nhân kế toán | Kế toán viên |
10. | Tạ Thu Phượng | Cử nhân Luật | Cán sự |
11. | Nguyễn Thị Phương | ThS Văn học | Chuyên viên |
12. | Hoàng Huyền Ly | Cử nhân Ngôn ngữ Anh, Thạc sĩ Lý luận dạy học tiếng Anh | Chuyên viên |
13. | Nguyễn Đức Anh | Thạc sĩ Văn hóa học | Giảng viên |
14. | Lý Phú Vinh | PTTH | Lái xe cơ quan |
15. | Đoàn Quang Thành | PTTH | Lái xe cơ quan |
16. | Tô Xuân Quyến | TC nhạc công chèo | Lái xe cơ quan |
17. | Huỳnh Quốc Tuấn | Công nhân | Bảo vệ |
18. | Phạm Thị Đức | PTTH | Nhân viên phục vụ |
19. | Lê Thanh Sơn | Cử nhân Quản trị văn phòng | Chuyên viên |
20. | Nguyễn Thị Thủy | Cử nhân tài chính kế toán | Kế toán viên |
21. | Phan Thị Minh Lý | PTTH, Công nhân | Nhân viên phục vụ |
22. | Nguyễn Huy Quang | PTTH | Bảo vệ |
23. | Nguyễn Văn Luận | Cử nhân Hệ thống điên | Kỹ sư, Theo dõi, sửa chữa về điện, nước |
24. | Nguyễn Thị Tĩnh | Cử nhân Ngữ văn | Nhân viên phục vụ |
25. | Nguyễn Đức Hoà | PTTH | Bảo vệ |
26. | Cao Văn Nghĩa | PTTH | Bảo vệ |
27. | Võ Văn Giáp | PTTH | Bảo vệ |
28. | Nguyễn Vinh Nhuệ | PTTH | Bảo vệ |
I – BỘ PHẬN TỔ CHỨC CÁN BỘ
- Chức năng:
Tham mưu, giúp Ban giám hiệu trong công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ chính sách theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Nhà trường;
- Nhiệm vụ:
2.1. Công tác tổ chức cán bộ
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc trường và quy chế làm việc trình Hiệu trưởng quyết định; xây dựng phương án thành lập mới, sáp nhập, giải thể, đổi tên các đơn vị trực thuộc trình Bộ phê duyệt;
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, định biên và quản lí biên chế; tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đánh giá công chức, viên chức hàng năm; thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; triển khai công tác thi đua khen thưởng và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức và người lao động;
– Phối hợp với các đơn vị đánh giá thử việc, hết tập sự đối với lao động hợp đồng và tham gia dự giờ, đánh giá bài giảng để giảng viên được đứng lớp độc lập;
-Tiến hành các thủ tục thu nhận, điều động, kéo dài thời gian công tác cho cán bộ, nghỉ hưu, nâng ngạch, chuyển ngạch, cử cán bộ đi học, đi công tác và thăm quan ở ngước ngoài theo phân cấp của Bộ;
– Lập và quản lí, lưu trữ hồ sơ của công chức, viên chức và hợp đồng lao động. Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu nhân sự phục vụ công tác báo cáo, thống kê;
– Thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức: nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước niên hạn theo qui định của Bộ; Thực hiện chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thân thể theo quy định của nhà nước. Xét và cấp giấy chứng nhận, giấy phép cùng các loại giấy tờ khác thuộc phạm vi thẩm quyền của phòng.
– Soạn thảo và lưu trữ các văn bản, hồ sơ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giảng viên. Phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân, Thanh tra giáo dục nghiên cứu và đề xuất giải quyết đơn từ khiếu nại tố cáo;
– Triển khai thực hiện quy trình xét tặng các danh hiệu: NGND, NGƯT, NSND, NSƯT, … .theo thẩm quyển.
– Phối hợp với các đơn vị tổ chức thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp các hệ đào tạo của trường;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
II – BỘ PHẬN TÀI VỤ
- Chức năng:
– Trên cơ sở các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước, bộ phận tài vụ tham mưu, giúp Ban giám hiệu trong việc quản lí và điều hành trong công tác tài chính của Nhà trường;
– Kiểm soát và thanh toán tài chính theo chế độ hiện hành. Theo dõi, hướng dẫn các bộ phận trong trường thực hiện chi tiêu đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nước;
– Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về lập kế hoạch, quản lí, phân phối, giám sát sử dụng tài chính, vật tư kĩ thuật, thanh quyết toán theo đúng chế độ và quy định về quản lí tài chính của Nhà nước;
- Nhiệm vụ:
– Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch các mặt hoạt động của trường, căn cứ vào định mức, các chế độ tài chính hiện hành xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, từng tháng, từng quý về đào tạo, xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học, các chương trình, mục tiêu khác…;
– Thường xuyên cập nhật thông tin về các chính sách, quy định của Nhà nước về tài chính;
– Theo dõi công nợ, tổng hợp, báo cáo quyết toán theo định kì (hàng quí, hàng năm). Chịu trách nhiệm báo cáo, quyết toán theo định kì với cơ quan cấp trên;
– Quản lí các nguồn kinh phí của trường, thực hiện đầy đủ, rành mạch các nguyên tắc, thủ tục tài chính của Nhà nước;
– Phân bổ kinh phí cân đối cho các nhu cầu của trường. Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt và các chế độ tài chính do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính của nhà trường minh bạch, đúng nguyên tắc, đúng pháp luật;
– Tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hạch toán kế toán và đề xuất các nguyên tắc thể lệ quản lí tài chính nội bộ trong trường;
– Lập kế hoạch, sổ sách, lưu trữ chứng từ, xây dựng định mức thống nhất trong toàn trường và chỉ đạo hoạt động đúng với quy định của Nhà nước;
– Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra định kì việc thanh quyết toán các khoản thu-chi của các đơn vị có thu trong trường theo đúng quy định của Nhà nước. Kịp thời phát hiện và đấu tranh khắc phục những vướng mắc, những sai sót trong lĩnh vực tài chính của các cá nhân, đơn vị trong trường;
– Phối hợp với các đơn vị thực hiện việc thu – chi học phí, học bổng và các khoản chi khác phục vụ cho công tác đào tạo;
– Phối hợp với bộ phận Tổ chức cán bộ giải quyết chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp và chế độ khác cho cán bộ công chức trong toàn trường;
– Kiểm tra danh sách cán bộ công chức, học sinh, sinh viên trong toàn trường, kiểm tra mức lương, học bổng, phụ cấp nghề để lập biểu tổng hợp chính xác theo quy định;
– Giám sát việc sử dụng kinh phí trong việc mua sắm trang bị vật tư, thiết bị kỹ thuật, tài sản…phục vụ cho các hoạt động trong trường;
– Quản lý theo dõi hồ sơ nhập và xuất tài sản, thiết bị văn phòng, thiết bị kĩ thuật…của toàn trường;
– Hướng dẫn các phòng khoa, các cá nhân tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục chi tiêu tài chính và các quy định về chứng từ tài chính;
– Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm kê tài sản, thanh lí những tài sản, thiết bị, máy móc…đã hư hỏng không còn sử dụng được, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức lưu trữvăn bản chứng từ gốc trong thanh quyết toán để phục vụ cho công tác kiểm tra tài chính được thuận lợi, dễ dàng, đúng quy định;
– Kiểm soát tất cả các văn bản chứng từ thu chi đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng pháp luật trước khi trình Hiệu trưởng kí;
– Chịu trách nhiệm quản lí và phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ trong đơn vị
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
III – BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
- Chức năng:
– Tham mưu, giúp Ban giám hiệu trong công tác hành chính, tổng hợp, lễ tân, mua sắm, tu sửa và quản lí tài sản thiết bị văn phòng của nhà trường;
– Tham mưu, giúp Ban giám hiệu trong công tác thanh tra của trường đúng với các quy định hiện hành của Nhà nước;
– Đảm nhận thông tin hai chiều giữa Ban giám hiệu với các đơn vị trong trường, giúp Ban giám hiệu chỉ đạo và điều hành công tác chung.
- Nhiệm vụ:
2.1. Công tác văn thư, lưu trữ, máy tính, photocopy
– Nhận, phân loại vào sổ lưu các công văn, thư, báo, tài liệu… từ các nơi gửi về, trình Hiệu trưởng và chuyển đến các đơn vị chức năng để thực hiện và theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện. Lưu trữ bản gốc các loại công văn đi và đến của Nhà trường;
– Kiểm tra, phân loại công văn, tài liệu, tờ trình, thư tín của đơn vị và cá nhân trong trường trước khi đóng dấu. Chịu trách nhiệm về thể thức của các văn bản và các quy định về thủ tục hành chính trong phạm vi toàn trường;
– Chuyển công văn, tài liệu, thư tín… của lãnh đạo và các công văn của các đơn vị do lãnh đạo kí gừi ra ngoài trường theo đúng quy định;
– Đặt mua, quản lí, tiếp nhận, sử dụng và phân phát đúng chế độ các loại tem thư, bưu phẩm, phong bì, báo chí đến các đơn vị trong trường;
– Quản lí và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật, các loại giấy tờ in sẵn tiêu đề, tổ chức công tác lưu trữ văn bản, tài liệu, cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ công chức trường đi công tác, xác nhận người ngoài đến công tác tại trường;
– Đóng dấu các văn bằng, chứng chỉ phục vụ đào tạo cho tất cả các hệ và các văn bản hành chính khác;
– Đánh máy, in, sao chụp các loại công văn, tài liệu, văn kiện phục vụ cho công tác chung của trường;
2.2. Công tác tổng hợp:
– Tập hợp thông tin và mọi mặt hoạt động của các bộ phận trong trường; xây dưng, theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch công tác hàng tháng, học kì và năm học; kịp thời phát hiện các khâu ách tắc trong công tác của các đơn vị, đề xuất với lãnh đạo trường các biện pháp khắc phục;
– Thực hiện tổ chức các cuộc họp, hội nghị cán bộ công chức cấp trường hàng tháng, hàng năm, từ khánh tiết đến chuẩn bị nội dung, chương trình, mời và tiếp đón đại biểu;
– Thông báo, tổ chức thăm hỏi, soạn thảo và gửi thư điện, thiếp chức mừng, tặng phẩm hoặc tin chia buồn,… cho các tổ chức và cá nhân có quan hệ với trường;
– Soạn thảo các văn bản có tính chất tổng hợp như sơ kết, tổng kết hằng năm, báo cáo hội nghị liên tịch, báo cáo đột xuất;
– Tổ chức liên hệ in thiếp chúc tết, lịch, có kế hoạch phân phối gửi đến các địa chỉ trong và ngoài trường;
2.3. Công tác lễ tân:
– Chuẩn bị các phòng họp, hội trường, nước uống, hoa… đảm bảo theo yêu cầu của Nhà trường. Đón tiếp khách theo yêu cầu của Ban giám hiệu;
– Đề xuất, dự trù mua sắm, quản lí và sử dụng tốt các dụng cụ tiếp khách của trường.
2.4. Công tác quản trị:
– Quản lí, bảo dưỡng toàn bộ cơ sở hạ tầng bao gồm: đất đai, sân, vườn, cây cảnh, cây xanh, hàng rào, hệ thống giao thông trong trường, hệ thống cống rãnh, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống điện thoại trong trường đảm bảo thông tin thông suốt;
– Quản lí, bảo dưỡng và lập kế hoạch, tổ chức sửa chữa nhỏ toàn bộ hệ thống nhà cửa bao gồm: nhà làm việc, xưởng thực tập, lớp học, phòng học và các công trình khác;
– Giải quyết và thực hiện các công việc liên quan đến nhà đất thuộc phạm vi Nhà trường quản lí;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan, lập kế hoạch xây dựng nghiệm thu các công trình xây dựng mới, công trình sửa chữa, cải tạo lớn, nhận bàn giao và có kế hoạch đưa các công trình đó vào sử dụng có hiệu quả;
– Phối hợp với phòng Tài vụ quản lí, theo dõi hồ sơ nhập và xuất tài sản, thiết bị văn phòng. Theo dõi định mức khoán điện, điện thoại của các đơn vị trong trường;
– Xây dựng quy chế kiểm tra, quy định sử dụng, bảo quản tài sản, thiết bị văn phòng của cán bộ công chức và sinh viên. Thường xuyên đánh giá chất lượng, giá trị sử dụng các tài sản đó để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa tận sử dụng hiệu quả, chống hư hỏng, mất mát, lãng phí;
– Khai thác mua sắm tài sản do các đơn vị đề nghị đã được Ban giám hiệu duyệt theo đúng quy định của pháp luật;
– Thực hiện đúng thời hạn các đề nghị của các bộ phận gửi đến đã được Ban giám hiệu phê duyệt.
2.5. Công tác thanh tra
2.5.1. Thanh tra:
– Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục;
– Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục;
– Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân, công dân, công chức, viên chức, phụ huynh học sinh, sinh viên thuộc lĩnh vực giáo dục trong nhà trường theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;
– Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật giáo dục;
– Thanh tra, giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy chế dạy và học;
– Phối hợp với các Phòng, Khoa, Trung tâm tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung bài giảng, môn học;
– Phối hợp với đơn vị thực hiện công tác giám sát và tư vấn việc triển khai công tác dự giờ giảng của các Khoa, Trung tâm (mỗi học kỳ ít nhất 1 lần);
2.5.2. Pháp chế.
– Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác pháp chế của Nhà trường;
– Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế;
– Giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lí; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hi88.com Đăng Nhập , các đơn vị, cán bộ công chức, viên chức, người lao động và người học;
– Giúp Hiệu trưởngchuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
– Tham gia ý kiến về mặt pháp lí đối với các văn bản do các phòng, ban chức năng soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng;
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, quy định của Trường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động và người học; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi toàn trường;
– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lí, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng và các đơn vị. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lí các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của Hi88.com Đăng Nhập .
2.6. Công tác y tế:
– Chăm lo sức khoẻ chữa bệnh thông thường và chữa bệnh ban đầu cho công chức, viên chức và học sinh, sinh viên, công tác vệ sinh phòng dịch trong trường trên cơ sở chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của ngành y tế;
– Lập và quản lí hồ sơ sức khoẻ. Làm các thủ tục về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cán bộ và sinh viên của trường;
– Tổ chức khám bệnh định kì cho cán bộ và sinh viên. Phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Giới thiệu bệnh nhân đi các tuyến điều trị khi bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn và điều kiện kĩ thuật;
– Quản lí cơ sở vật chất, thuốc và mọi tài sản khác theo quy chế quản lí của ngành Y tế và quy định của trường;
– Tổ chức kiểm tra và giám sát công tác vệ sinh môi trường trong khu làm việc, giảng đường, kí túc xá. Tổ chức tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng và chống dịch bệnh.
2.7. Công tác bảo vệ, vệ sinh:
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác an ninh trật tự, bảo vệ an toàn, chống chộm cắp, gây rối trật tự trong khu vực làm việc và học tập;
– Xây dựng, tổ chức và kiểm tra việc thự hiện nội quy, quy chế về công tác bảo vệ;
– Đảm nhận việc giao nhận chìa khoá và quản lí các phòng học của trường;
– Tổ chức thường trực cổng ra vào trường, tuần tra canh gác 24/24h trong ngày, giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản của trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và khách đến trường làm việc;
– Tổ chức bảo vệ các phương tiện đi lại cho công chức, viên chức, sinh viên và khách đến công tác tại trường;
– Chủ trì giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ tính mạng và tài sản của tập thể và cá nhân trong phạm vi trường quản lí;
– Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy: phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức lực lượng, chuẩn bị đầy đủ và quản lí tốt dụng cụ phòng cháy, chữa cháy;
– Đảm nhận công tác vệ sinh môi trường các khu vực nhà làm việc, lớp học, đường, sân trường, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh, đảm bảo cảnh quan sạch đẹp trong trường.
2.8. Bộ phận lái xe:
– Chịu trách nhiệm quản lí, bảo dưỡng, điều hành các phương tiện giao thông theo kế hoạch phục vụ cho học tập, đưa đón chuyên gia và các việc khác của trường theo kế hoạch đã được thông qua và theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu.
– Thực hiện công việc khác do Hiệu trưởng giao